Trợ lý luật sư giữ vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật, hỗ trợ luật sư trong nhiều nhiệm vụ. Đồng thời giúp đảm bảo hoạt động trôi chảy trong các công ty luật, bộ phận pháp chế của công ty và các cơ quan công quyền. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về công việc thú vị này nhé.
Bật mí trợ lý luật sư tiếng anh là gì?
Trợ lý cho luật sư còn gọi là Paralegal hay Lawyer assistant. Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, Paralegal là vị trí công việc của một người trong tổ chức hành nghề Luật sư. Hoặc một người phụ trách công việc pháp lý của doanh nghiệp, tuy nhiên người đó chưa đủ điều kiện để trở thành Luật sư.
Mô tả chung công việc của Trợ lý Luật sư
Công việc chính của họ bao gồm (nhưng không giới hạn) những công việc sau:
- Tiếp nhận, khai thác thông tin ban đầu của khách hàng.
- Ghi nhận các vướng mắc pháp lý của khách hàng, khoanh vùng vấn đề có thể tiến hành hỗ trợ.
- Đặt thêm những câu hỏi để khai thác thêm thông tin, nhằm mục đích xác định hướng đi ban đầu khi giải quyết vướng mắc, vụ việc của khách hàng.
- Tóm tắt thắc mắc của khách hàng, hướng xử lý công việc ban đầu và báo cáo cho Luật sư.
- Khi hỏi và khai thác thông tin, Paralegal sẽ tiến hành tư vấn pháp lý, giải thích các thuật ngữ, quy định có liên quan để khách hàng hiểu thêm về bản chất của sự việc.
- Hỗ trợ Luật sư tóm tắt, sắp xếp hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp. Số hóa dữ liệu để lưu trữ trong trường hợp cần thiết.
- Tham dự phiên Tòa hay các phiên làm việc với đương sự hoặc với cơ quan nhà nước nếu cần thiết.
- Ghi chép trong quá trình Luật sư gặp mặt trực tiếp với khách hàng.
- Tổng hợp kết quả vụ việc, báo cáo tiến độ công việc với Luật sư, trở thành cầu nối giữa Luật sư và khách hàng.
Yêu cầu ứng viên
- Tốt nghiệp Đại học chính quy (chuyên ngành về Luật)
- Có kiến thức chuyên môn về doanh nghiệp, dự án, đầu tư, thủ tục,…
- Ít nhất 01 năm kinh nghiệm thực tập/học việc tại các tổ chức hành nghề luật hay bộ phận pháp chế của các công ty/doanh nghiệp
- Ưu tiên người đã có kinh nghiệm thực tập, làm việc trong các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Thành thạo tin học văn phòng, kiến thức về soạn thảo văn bản
- Khả năng sắp xếp cũng như quản lý công việc tốt
- Đàm phán và giao tiếp khéo léo
- Thành thạo tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành pháp lý.
Kỹ năng cần có của trợ lý luật sư
Kỹ năng cứng
- Tóm tắt bản khai: họ là người tổ chức, điều phối hoặc phân tích các thủ tục tố tụng. Mục tiêu của trợ lý là cung cấp cho Luật sư một phương tiện có thể quản lý để truy cập bản ghi kết quả và làm nổi bật các chi tiết quan trọng nhất.
- Nghiên cứu pháp lý: trợ lý thường được yêu cầu nghiên cứu các trường hợp sử dụng hồ sơ lưu trữ, dữ liệu pháp lý,… Bao gồm việc xác định các bản án, đạo luật có liên quan, bài báo pháp lý,… Trợ lý cần xác định chính xác vị trí của thông tin, mức độ liên quan và tóm tắt những thông tin trên.
- Chuẩn bị các vật chứng kiện tụng để tham gia xét xử: có thể cần chuẩn bị các chứng cứ, tài liệu để sử dụng ở phiên tòa.
Kỹ năng mềm
- Ham học hỏi: vị trí trợ lý của luật sư luôn được yêu cầu có kiến thức pháp luật sâu rộng. Nên khả năng sẵn sàng học hỏi, tìm tòi là một trong những kỹ năng mềm quan trọng.
- Quản lý lời chỉ trích bởi nhân vật có thẩm quyền: trợ lý là những người có thể chịu được áp lực. Ứng viên cần có khả năng sử dụng từ ngữ mang tính chất xây dựng, như một phản hồi tích cực, tránh nóng giận bột phát.
- Quản lý thời gian và tổ chức: trợ lý thường xử lý nhiều trường hợp cùng lúc trong giới hạn thời gian nhất định. Đây là kỹ năng quan trọng để họ có thể xác định thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ, quản lý hồ sơ vụ việc,… đáp ứng thời hạn.
- Giao tiếp và kết nối mọi người: trợ lý của luật sư thường xuyên tương tác với luật sư, khách hàng và các chuyên gia pháp lý khác. Kỹ năng giao tiếp bằng cả bằng văn bản và lời nói là yếu tố then chốt cho việc cộng tác đem lại hiệu quả cao.
- Trung thực: trợ lý được giao phó thông tin nhạy cảm và bí mật. Họ cần tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nghiêm ngặt và luôn phải duy trì tính bảo mật cho khách hàng.
- Hỗ trợ giải tỏa áp lực cho luật sư trước khi tham dự một phiên tòa quan trọng.
Mức lương trung bình, đãi ngộ của trợ lý cho luật sư
- Mức lương: thỏa thuận tùy theo kinh nghiệm và môi trường làm việc, thường các hãng Luật tuyển vị trí trợ lý Luật sư với yêu cầu khá cao, kèm theo mức đãi ngộ tốt. Mức lương có thể từ 8-12 triệu/tháng với sinh viên mới ra trường.
- Chế độ phúc lợi theo quy định chung của từng Công ty
- BHXH, BHYT, BHTN theo quy định
- Nghỉ mát hè, team building.
- Tham gia khóa đào tạo nội bộ nâng cao năng lực, kỹ năng.
- Môi trường chuyên nghiệp với các Luật sư kinh nghiệm lâu năm. Nhiều cơ hội trau dồi chuyên môn, kiến thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp.
- Tham gia hội nghị, hội thảo, đề tài nghiên cứu chính sách và pháp luật cùng các chuyên gia, luật sư, cố vấn pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Được tham gia các khóa học đào tạo, huấn luyện kỹ năng hành nghề Luật sư với các Luật sư lâu năm, Ban lãnh đạo Công ty.
Làm thế nào để trở thành trợ lý luật sư?
Đầu tiên, bạn cần tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật và có bằng cử nhân luật. Sau đó, bạn nộp hồ sơ xin vào làm trợ lý tại các công ty luật hoặc văn phòng luật sư.
Khi làm trợ lý, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp như:
- Được học hỏi kinh nghiệm làm việc, giải quyết vụ việc của luật sư
- Thông qua luật sư, bạn có thể thiết lập mối quan hệ với các khách hàng, hay cán bộ cơ quan Nhà nước
- Nếu bạn có mong muốn làm luật sư, có thể xin xác nhận tập sự nghề tại văn phòng của luật sư.
Tổng kết
Trên đây là một số chia sẻ về vị trí trợ lý luật sư mà thukytroly247.net muốn gửi đến bạn. Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về công việc Paralegal, cũng như có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về nghề nghiệp này nhé.